Xây dựng Nghị quyết chỉnh trang đô thị để Bình Dương là nơi đáng sống
Kinhtedothi – Bình Dương là tỉnh có tốc độ đô thị hóa nhanh, hiện là địa phương duy nhất cả nước có 5 thành phố. Tuy nhiên, thời gian qua trên địa bàn xuất hiện hàng trăm khu, điểm nhà ở tự phát…
Trước những việc xem như “đã rồi”; và hạ tầng chưa được đầu tư chưa đúng mức, hoặc đã xuống cấp tại các điểm, khu dân cư lâu đời khác khiến bộ mặt đô thị chưa được khang trang, sạch đẹp.
Vì vậy, cần phải có giải pháp hiệu quả để tổ chức đầu tư đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật nhằm làm thay đổi bộ mặt đô thị, đặc biệt là tại các khu, điểm nhà ở tự phát.
Ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cùng lãnh đạo Thành phố Tân Uyên khảo sát tại một con hẻm dẫn vào một khu dân cư. Ảnh: BTC. |
- Nhóm Zalo sản phẩm căn hộ Kim Oanh Group: https://zalo.me/g/nogwch272
Liên quan đến vấn đề xây dựng Nghị quyết, mới đây ngày 5/4, ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cùng lãnh đạo các thành phố Tân Uyên, Thuận An, Dĩ An đã có chuyến khảo sát tình hình thực tế nhiều điểm, khu dân cư tại những địa phương này.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cùng lãnh đạo Thành phố Thuận An khảo sát khu dân cư tại địa phương này. Ảnh: BTC. |
Qua báo cáo tại buổi khảo sát, riêng trên địa bàn thành phố Dĩ An có 362 khu nhà ở tự phát, đến nay đã nghiệm thu phương án hạ tầng để chỉnh trang 21 khu; đã cấp sổ 15 khu với 567 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp. Tại thành phố Tân Uyên, riêng phường Tân Vĩnh Hiệp có 23 khu nhà ở tự phát với tổng diện tích trên 116 ha, với 1.321 hộ dân. Tương tự, thành phố Thuận An cũng có hàng trăm điểm, khu nhà ở tự phát.
Sau buổi khảo sát, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đánh giá, chất lượng đô thị một số thành phố chưa tương xứng với tốc độ phát triển và nhu cầu an cư của người dân. Nhiều khu dân cư, khu nhà ở, khu nhà trọ trên địa bàn tỉnh còn manh mún, tự phát với hệ thống kết cấu hạ tầng yếu kém, thiếu đồng bộ và chưa được đầu tư, hoặc đầu tư nhưng chưa đạt chuẩn theo quy định.
Điểm đáng chú ý các khu dân cư tự phát được xây dựng trên đất nông nghiệp, hạ tầng kỹ thuật như điện, cấp nước, thoát nước, đường giao thông, chiếu sáng không có hoặc có nhưng không đảm bảo quy định.
- Nhóm Zalo sản phẩm căn hộ Kim Oanh Group: https://zalo.me/g/nogwch272
Do đó, hiện việc chỉnh trang, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đang gặp khó khăn vì quy hoạch sử dụng đất không phù hợp và nguồn vốn để chỉnh trang là rất lớn. Bên cạnh đó, việc mở rộng đường gặp phải nhiều khó khăn, do diện tích đất đa phần từ 60m2 trở xuống, khi thu hồi đất làm đường người dân sẽ phải phá dỡ công trình…
Qua khảo sát thực tế, tại buổi làm việc mới đây, lãnh đạo các Sở, ban ngành và địa phương đã đánh giá hiện trạng và góp ý định hướng giải pháp chỉnh trang, nâng cấp các khu dân cư trên địa bàn tỉnh.
Sau chuyến khảo sát, ông Nguyễn Hoàng Thao, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã có buổi làm việc với lãnh đạo các địa phương và Sở, ban ngành để bàn về việc chỉnh trang đô thị. Ảnh: BTC. |
Theo ông Nguyễn Hoàng Thao, việc chỉnh trang đô thị, nhất là các khu phân lô tự phát có ý nghĩa quan trọng, góp phần vào xây dựng đô thị văn minh, hiện đại, phát triển bền vững, để Bình Dương thực sự là nơi đáng sống.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cho biết, Tỉnh ủy Bình Dương đang xây dựng Nghị quyết về chỉnh trang, cải tạo, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật thiết yếu các khu dân cư trong đô thị và nông thôn đến năm 2030 nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn tỉnh.
Ông Thao yêu cầu, mỗi huyện, thị xã, thành phố phải thực hiện điểm cải tạo, chỉnh trang 1 khu dân cư, từ đó rút kinh nghiệm nhân rộng ra. Trước hết giao về cho các phường thống kê số lượng các khu cần chỉnh trang để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
Về nguồn vốn đầu tư, tỉnh sẽ thực hiện theo quan điểm Nhà nước và Nhân dân cùng làm, huy động sự tham gia của người dân và doanh nghiệp, nguồn kinh phí đầu tư xây dựng chủ yếu từ ngân sách Nhà nước, yếu tố quan trọng là ý thức trách nhiệm tham gia đảm bảo văn minh đô thị của người dân.
Mục tiêu Bình Dương hướng đến là hoàn thành 100% các ngõ hẻm tại các khu vực đô thị hiện hữu và các điểm dân cư nông thôn có kế hoạch và giải pháp hiệu quả tổ chức đầu tư đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật thiết yếu.
Các tuyến đường ngõ, hẻm tại các khu vực đô thị, khu vực kết nối từ trung tâm cấp huyện đến trung tâm cấp xã đảm bảo các quy định tối thiểu hoặc có giải pháp phù hợp về PCCC, nhựa hoặc bê tông hóa, có hệ thống cấp thoát nước sinh hoạt, thoát nước mưa, điện chiếu sáng, điện sinh hoạt, cây xanh bên đường. Phát động nhân dân đầu tư xây dựng các tuyến đường nông thôn thành đường kiểu mẫu, đảm bảo bề mặt đường đủ rộng để xe PCCC&CNCH hoạt động…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét